vidanmedical.com

Xét nghiệm điện giải/ ion đồ để làm gì? và khi nào?

Chất điện giải được tìm thấy trong các mô cơ thể và trong máu dưới dạng các muối hòa tan. Nó giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng vào trong tế bào và thải chất chuyển hoá của các tế bào ra khỏi cơ thể, duy trì sự cân bằng nước , và giúp độ pH của cơ thể ổn định. Bảng xét nghiệm chất điện giải đo lường chất điện phân trong cơ thể: natri (Na +), kali (K +), clorua (Cl-), và bicarbonate (HCO3-, đôi khi báo cáo là CO2 tổng).

Khi nào được chỉ định?

Một bảng xét nghiệm chất  điện giải có thể được chỉ định như là một phần của một kiểm tra thường qui hoặc như là một trợ giúp chẩn đoán khi một người có các triệu chứng như phù nề, buồn nôn, lú lẫn, yếu, hay rối loạn nhịp tim. Nó thường được chỉ định như là một phần của một đánh giá khi ai đó có một bệnh cấp tính hoặc mãn tính và theo dõi trong một khoảng thời gian nhất định khi một người có một bệnh hay tình trạng hoặc đang dùng một loại thuốc có thể gây ra sự mất cân bằng điện giải. Kiểm tra điện giải thường được sử dụng để theo dõi điều trị các nguyên nhân nhất định, bao gồm huyết áp cao (tăng huyết áp), suy tim, gan và bệnh thận.

Kết quả xét nghiệm có ý nghĩa là gì?

Các chất điện giải bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, lượng nước trong cơ thể , và số lượng các chất điện giải được bài tiết bởi thận. Nó cũng bị ảnh hưởng bởi các hợp chất như aldosterone, một loại hormone giữ natri và làm tăng sự mất kali, và natri peptide niệu, làm tăng bài tiết natri qua thận.

Trong các rối loạn cụ thể, một hoặc nhiều điện giải có thể bất thường. Bác sĩ sẽ xem xét sự cân bằng tổng thể nhưng đặc biệt quan tâm tới nồng độ natri  và kali. Những người có thận không hoạt động tốt, ví dụ, có thể giữ chất lỏng dư thừa trong cơ thể, làm loãng natri và clorua làm giảm nồng độ xuống dưới bình thường. Những người bị mất nước nặng có thể thấy sự gia tăng kali, natri và cloruatrong máu. Một số dạng của bệnh tim, các vấn đề về cơ bắp và dây thần kinh, và bệnh tiểu đường cũng có thể có một hoặc nhiều chất điện giải bất thường.

Biết được điện giải mất cân bằng có thể giúp một bác sĩ  xác định nguyên nhân và điều trị để khôi phục lại sự cân bằng thích hợp. Nếu không được chữa trị, sự mất cân bằng điện giải có thể dẫn đến chóng mặt, đau bụng, tim đập không đều, và có thể tử vong.


Natri máu

Natri máu bình thường 135-145 mmol/l.
Natri có mặt chủ yếu ở dịch ngoại bào, cùng với Clo, Bicarbonat… duy trì áp suất thẩm thấu cho dịch ngoại bào. Chuyển hóa Na chịu ảnh hưởng của hormon steroid vỏ thượng thận, ví dụ trong bệnh addison, Na máu giảm, Na niệu tăng. Na được đào thải chủ yếu qua đường nước tiểu (95%) còn lại qua phân và mồ hôi. Na trong tế bào luôn được đổi mới do sự trao đổi Na giữa trong và ngoài tế bào.

1. Tăng Natri máu
Các nguyên nhân thường gặp:
– Ưu năng vỏ thượng thận (h/c Cushing), khi điều trị bằng corticoid
– Tăng aldosteron tiên phát (h/c Cohn)
– Đái tháo nhạt
– Hôn mê trong TALTT trong ĐTĐ
Hậu quả: giữ nước, phù, tăng HA, có thể gây mất nước trong tế bào.

Triệu chứng lâm sàng:
– Khát
– Sút cân
– Da nhẽo
– Tim nhanh
– Thiểu niệu
– Có thể xuất hiện: sốt, mê sảng, thở sâu và nhanh, hôn mê…

2. Giảm Natri máu
Các nguyên nhân thường gặp:
– Mất muối nhiều qua đường tiêu hóa, nước tiểu, mồ hôi (nôn, lỗ dò, tiêu chảy, say nắng, ra mồ hôi nhiều,…)
– Thiểu năng vỏ thượng thận (addison)
– Tổn thương ống thận nặng, suy thận mạn
– Khi điều trị bằng thuốc lợi tiểu
– H/c SIADH (tiết ADH quá nhiều gây giữ nước làm giảm Na máu)
Hậu quả: Giảm Natri máu gây nhược trương dịch gian bào, nước sẽ vào tế bào, giảm khối lượng máu, giảm HA, có thể truỵ tim mạch, làm thiểu niệu gây suy thận, có thể phù não…
Triệu chứng lâm sàng: khát, phù, ngất, hoa mắt, khô niêm mạc, nhịp tim nhanh, giảm HA tư thế đứng, thiểu niệu, có thể sốc và hôn mê.

Kali máu

Kali máu bình thường 3,5- 4,5 mmol/l.
Kali được coi là ion chủ yếu trong khu vực tế bào, cùng với một số ion khác của nội bào tạo nên áp suất thẩm thấu cho nội bào.
Kali đóng vai trò quan trọng trong co cơ, dẫn truyền thần kinh, hoạt động enzym, và chức năng màng tế bào…
Tính hưng phấn của cơ tim, sự dẫn truyền, nhịp tim chịu ảnh hưởng rõ rệt của sự thay đổi K, Mg và Ca trong dịch ngoại bào.
– Nồng độ K ngoại bào tăng hay giảm đều làm giảm tính hưng phấn và tốc độ dẫn truyền.
– Nồng độ K cao: ức chế dẫn truyền, ngừng tim ở thì tâm trương.
– Nồng độ K thấp: ngừng tim ở thì tâm thu.
– Nồng độ K bất thường có ảnh hưởng đến điện thế của màng cơ tim, phản ánh qua điện tâm đồ.
– Nồng độ K cao hay thấp đều làm tổn thương sự co các cơ vân và cơ trơn, gây nên liệt mềm.

1.Tăng Kali máu
Các nguyên nhân thường gặp:
– Suy thận
– Từ tế bào ra: sốc phản vệ, chấn thương nặng, bỏng nặng, tiêu cơ vân,…
– Nhiễm toan
– Tan máu
– Suy vỏ thượng thận
Triệu chứng lâm sàng:
– Mệt mỏi, liệt mềm
– Chướng bụng, tiêu chảy
– Ảnh hưởng đến chức năng tim: nhịp tim chậm, ngừng tim…
– Các dấu hiệu tổn thương các cơ quan khác: thận…

2.Giảm Kali máu
Các nguyên nhân thường gặp:
– Đưa vào ít (nhịn đói, nghiện rượu, truyền dịch kéo dài không có kali,…)
– Hấp thu kém
– Mất nhiều: do đường tiêu hóa: nôn mửa, ỉa lỏng, do thận, đường da,…
– Bệnh liệt chu kỳ di truyền Westphal
– Khi điều trị bằng cortisol, thuốc lợi tiểu kéo dài
Triệu chứng lâm sàng: mệt mỏi, yếu cơ, giảm phản xạ, liệt mềm, tiểu tiện đêm…

Clo máu

Clo máu bình thường 90-110 mmol/l.
Clo chủ yếu ở dịch ngoại bào, cùng với các ion khác Clo tạo ra áp suất thẩm thấu của cơ thể.
Những thay đổi của Clo thường đi kèm những thay đổi của Natri.

1. Tăng Clo máu do
– Mất nước
– Ưu năng vỏ thượng thận
– Đái tháo nhạt
– Tăng ALTT trong ĐTĐ

2. Giảm Clo máu
– Do ăn nhạt
– Mất muối
– Thiểu năng vỏ thượng thận
– Điều trị lợi tiểu bằng furosemid…

(Sưu tầm)

9292total visits,1visits today

Post Your Comment Here

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat With Me on Zalo
Contact Me on Zalo