Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm huyết học, hóa sinh và vi sinh học ( Phần 2 )
- B. Các yếu tố có thể ảnh hưởng lên kết quả xét nghiệm máu
3.Lấy mẫu máu làm xét nghiệm (specimen collection): là bước đầu tiên, nếu lấy bệnh phẩmsai sẽ dẫn đén sai số trầm trọng cho kết quả. Lấy máu nên để nhân viên chuyên trách của phòng xét nghiệm làm,lấy máu ở hệ máu nào (tĩnh mạch, động mạch hoặc mao mạch) vì một số thông số khác nhau giữa 3 hệ này như khí máu, glucose máu, protein máu mao mạch cao hơn so với máu tĩnh mạch, (do chuyển hoá, do phân bố khác nhauở các khu vực).
4.Lấy máu mao mạch (dái tai, đầu ngón tay, ngón chân, hoặc ở 2 phía của gan bàn chân) khi cần một thể tích nhỏ máu ở trẻ sơ sinh và trẻ em, để tránh sai số do sự hoà loãng khi lấy máu mao mạch thì phải đảm bảo cho máu chảy tự do, không nặn bóp vị trí lấy máu.
5.Thời gian buộc garot: thường buộc garot ở vị trí lấy máu tĩnh mạch, sự cô máu trong thời gian 3 phút sau khi buộc garot cao hơn so với thời điểm 1 phút. Tại thời điểm 3 phút, sự ứ đọng máu làm tăng sự phân huỷ yếm khí glucose máu và làm giảm pH máu cùng sự tích tụ của latate.
6.Tư thế bệnh nhân khi lấy máu: nằm hay đứng cói thể thay đổi một số nồng độ các chất trong máu. Nên để lấy máu nên để bệnh nhân ngồi nghỉ khoảng chừng 10 phút trước khi lấy máu XN.Hiện tượng thiếu oxy dẫn đến giải phóng K+ từ tế bào. Có sự tăng nồng độ ion Ca và Mg ở máu trong thời gian buộc garot ® Tốt nhất là tháo garot ngay sau khi kim đã vào tĩnh mạch.
7.Thời gián lấy máu: sự thay đổi sinh học ngày đêm hoặc theo chu kỳ tháng (kinh nguyệt) của một số chất trong máu, nên nồng độ có thể thay đổi khi lấy máu (VD: nồng độ cortison cao nhất 6-8 giờ sáng, giảm dần buổi chiều hay nửa đêm, dung nạp glucose cũng cao hơn ở buổi chiều so với buổi sáng, sự bài tiết hormone GH thấp ở thời gian thức).
8.Thời gian nhịn ăn trước khi lấy máu: thời gian nhịn ăn kéo dài 48 giờ làm tăng nồng độ bilirubine huyết thanh và giảm nồng độ albumin, pre-albumine, transferrine.
Nên lấy máu ở thời gian đói qua đêm, ít nhất là 12 giờ trước khi lấy máu vì nồng độ triglyceride có thể bị ảnh hưởng bởi bữa ăn ở thơì điểm 9 giờ trước khi lấy máu.
9.Chất chống đông và chất bảo quản:-Trì hoãn việc tách hồng cầu khỏi huyết thanh sẽ làm cho thành phần hồng cầu thoát rahuyết thanh hay huyết tưong (đặc biệt trong xét nghiệm kali máu)-Chất ức chế phân huỷ glucose máu như fluor cần thiết cho sự bảo quản máu (ngoại trừ trường hợp huyết tương hay huyết thanh cần tách ra khỏi tế bào, nếu máu để định lượng glucose mà không có chất bảo quản sẽ giảm chất lượng khoảng 7% trong giờ đầu sau khi lấy máu.
-Heparin nước có thể gây sai số do pha loãng mẫu máu, điều này có thể khắc phục bằng cách làm đông khô heparin trong bơm tiêm.
-Chất chống đông EDTA (Ethylen Diamin Tetra Acetat) tốt nhất là Di-potassium EDTA, thường dùng lấy máu làm xét nghiệm huyết học, nhưng không dùng để lấy máu định lượng calci, kali. EDTA là chất chống đông lý tưởng để ổn địnhl lipide vì nó ngăn sự oxy hoá lipid nhờ phản ứng tạo phức hợp chelat hoá.
10.Thời gian lưu giữ máu: thời gian lưu trữ có khả năng làm thay đổi một số chất trong máu, VD: máu dùng để đo khí máu, pH nếu không giữ được trong nước đá (0 – 40C)sẽ bị giảm chất lượng đáng kể trong vòng 15phút. Nếu được cất trong ngăn đá sẽ giúp tránh giảm chất lượng đi 10 lần.
11.Sự tan huyết: do lấy máu không tốt, làm tăng các thành phần của hồng cầu (kali, phospho, ..) trong huyết thanh hay huyết tương và tăng hemoglobin. Hemoglobin có thể gây nhiễu trong một vài phương pháp xét nghiệm liên quan đến đọ hấp thụ bước sóng.
12.Tác dụng của việc tiêm truyền: nếu đang truyền glucose trên tay cùng tay lấy máu thì sẽ cho kết quả glucose máu tăng cao.
( Sưu tầm )
45376total visits,16visits today